Từ ngày 28-12 đã có đến khoảng 60.000 phật tử từ khắp các tỉnh phía Nam và phái đoàn Phật giáo Campuchia đến Thiền Tôn Phật Quang – Núi Dinh, Tân Hải, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu để tham dự Đại lễ Phật Thành Đạo năm 2022 do Thượng Tọa Thích Chân Quang tổ chức.
Sự kiện Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thành đạo dưới cội cây bồ đề sau 49 ngày đêm thiền định là một sự kiện vô cùng trọng đại, thiêng liêng đối với toàn thể nhân loại và tất cả chúng sinh. Bởi từ đó, ánh sáng Giác ngộ của Đức Phật đã mở ra một con đường chân lý, rạng ngời từ bi và trí tuệ cho thế giới. Để tưởng nhớ đến sự kiện này, hàng năm Thượng Tọa Thích Chân Quang – giảng sư Phật học, tiến sĩ luật học, Viện chủ Thiền tôn Phật Quang, cùng chư Tăng Ni Thiền Tôn Phật Quang đã tổ chức Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thành Đạo. Đại lễ năm nay của Chùa diễn ra từ ngày 28-30/12/2022 với nhiều sự kiện văn hóa tâm linh. Đặc biệt, trong đại lễ có chương trình giao lưu với đoàn Phật Giáo Campuchia, diễn ra vào lúc 13h30 ngày 29/12/2022 tại Thiền Tôn Phật Quang – Núi Dinh, Tân Hải, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu với mục đích nâng cao hiểu biết về Phật giáo Việt Nam và Campuchia.
Cũng như truyền thống hằng năm, chương trình Đại lễ Phật Thành Đạo năm 2022 sẽ bao gồm các nội dung như: Ngày mùng 6 là lễ tổng kết các hoạt động của các Đạo tràng – Chúng thanh niên và hội từ thiện Thiền Tôn Phật Quang trên cả nước; Ngày mùng 7 là lễ xuất gia và chương trình giao lưu khách mời; Buổi tối hai ngày này đều có chương trình văn nghệ và thuyết giảng của Sư Phụ trụ trì. Ngày mùng 8 là lễ chính với nghi thức ngồi thiền, tụng kinh, dâng hoa vô cùng thiêng liêng bắt đầu vào lúc 4 giờ sáng để kỷ niệm thời khắc Đức Phật thành đạo.
Đại lễ có sự chứng minh của đông đảo các vị cao tăng Campuchia và trong nước
Buổi lễ long trọng chào đón sự hiện diện Chư Tôn Đức Tăng Ni và các vị khách quý. Đoàn Phật giáo Campuchia đến dự gồm: Hòa thượng Nay Chroek – Phó Tăng thống thứ II Vương quốc Campuchia, Phó Nghị viện Trưởng lão Phật giáo Vương quốc Campuchia, Trưởng đoàn Đại biểu. Ngài Tep Phan – Thành viên Ban chấp hành Phật giáo Trung ương, thành viên Ban chấp hành Nghị viện Trưởng lão Phật giáo Campuchia, Phó Ban trị sự Phật giáo Thủ đô Phnom Penh, thành viên Ban chấp hành Trưởng lão nghị viện Phật giáo Vương quốc Campuchia, Phó đoàn Đại biểu. Cùng các chư Thượng tọa, quý chư Sư đến từ Vương quốc Campuchia tham dự đại lễ.
Phái đoàn Vương quốc Campuchia tham dự đại lễ, gồm: Thống tướng Chan Chea – Cố vấn tối cao Vua sư Đại Tăng thống TEP VONG, Quốc vụ khanh Vương quốc Campuchia. Ông Say Amnann – Phó Quốc vụ khanh Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia. Đại tướng Pol Phanna – Phó Tổng thư kí Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia. Bá tước Moul Sasnak – Phó trưởng đoàn công tác Trung ương Đảng Nhân dân Vương quốc Campuchia. Cùng quý quan khách, quý vị Phật tử tháp tùng từ Vương quốc Campuchia tham dự đại lễ.
Ngoài ra đại lễ còn có sự hiện diện của ngài Sok Dareth – Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP. HCM.
Đến dự đại lễ, Đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gồm: Hòa thượng Thích Như Tín – Ủy viên Thường trực Hội đồng chứng minh TW GHPGVN. Hòa thượng Thích Thiện Tánh – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TW, thành viên Ban cố vấn GHPGVN TP. HCM. Hòa thượng Thích Huệ Trí – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Tăng sự TW, Trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thượng tọa Thích Thiện Thuận – Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Chánh Thư kí, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thượng tọa Thích Pháp Luân – Ủy viên thường trực, phó Chánh văn phòng GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hòa thượng Thích Minh Đạt – Nguyên trưởng Ban đại diện Phật giáo huyện Tân Thành. Thượng tọa Thích Minh Thiện – Nguyên trưởng Ban trị sự GHPGVN thị xã Phú Mỹ. Thượng tọa Thích Thanh Lâm – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc. 9. Thượng tọa Thích Chúc Tiếp – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên. Thượng tọa Thích Nhuận Quang – Phó Trưởng ban Hoằng Pháp GHPGVN TP. HCM, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận 12. Đại đức Thích Quảng Tú – Ủy viên thường trực Ban Trị sự – Trưởng ban Pháp chế GHPGVN tỉnh Yên Bái. Thượng tọa Thích Giác Nguyên – Phó trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN Thị xã Gò Công. Cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni trụ trì các tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật đường trong địa bàn huyện, tỉnh thành phố Bà Rịa đến tham dự đại lễ.
Đại diện các cấp chính quyền tại Việt Nam đến dự đại lễ, gồm: Đại tá Nguyễn Hoàng Tấn – Phó chính ủy bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàù. Thượng tá Vũ Nguyễn Văn Hiệu – Trưởng phòng PA02 Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Đỗ Văn Khánh – Đội phó đội Tôn giáo PA02 Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Phạm Việt Toàn – Phó giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ. Ông Lý Hoàng Nam – Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP. Thủ Đức. Ông Nguyễn Ngọc Minh – Ủy viên thường vụ Hội người cao tuổi Việt Nam, Chủ tịch Hội người cao tuổi tỉnh Tiền Giang. Anh Trịnh Đình Toàn – Đại diện Cục An ninh nội địa Bộ Công an. Cùng các ông bà lãnh đạo các ban ngành, phòng của thị xã Phú Mỹ, TP. Bà Rịa đến dự đại lễ.
Các chư tăng ni Thiền Tôn Phật Quang tham dự đại lễ, gồm: Thượng tọa Thích Chân Quang – giảng sư Phật học, tiến sĩ Luật học, Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang. Đại đức Thích Khải Tạng – Chúng trưởng Chúng Tăng Thiền Tôn Phật Quang. Đại đức Thích Nghiêm Giám – Chúng phó Chúng Tăng Thiền Tôn Phật Quang, Tổng Thủ lĩnh Chúng Thanh niên, Chưởng môn Võ phái Phật Quang Quyền. Đại đức Thích Khải Bảo – Chúng phó Chúng Tăng, Chánh Văn phòng Thiền Tôn Phật Quang. Sư Cô Thích Nữ Tường Phổ – Chúng trưởng Chúng Ni, Trưởng Tổng Đạo tràng Thiền Tôn Phật Quang. Cư sĩ Trí Thành – Phó Tổng Đạo tràng khu vực miền Nam, Hội trưởng Hội Từ Thiện, Chúng trưởng Đạo tràng Phật Hiển tỉnh Tiền Giang. Cư sĩ Nghiêm Minh – Phó Tổng Đạo tràng khu vực miền Bắc, Hội phó Hội Từ Thiện khu vực phía Bắc, Chúng trưởng Đạo tràng Phật Hạnh, Hà Nội. Cư sĩ Nhật Huệ Thái – Phó Tổng Đạo tràng khu vực miền Trung, Hội phó Hội Từ Thiện khu vực miền Trung, Chúng trưởng Đạo tràng Phật An, Nghệ An. Cư sĩ Khải Phương Nhất – Tổng Thư ký Tổng Đạo tràng, Chúng trưởng Đạo tràng Phật Phúc, tỉnh Bình Phước. Cư sĩ Huệ Huy Bình – Phó Tổng thủ lĩnh Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang miền Bắc, Thủ lĩnh CTN khu Trung tâm Hà Nội. Cư sĩ Khiêm Thông Duy – Quyền Phó Tổng thủ lĩnh Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang miền Bắc miền Trung, Thủ lĩnh Chúng Thanh niên Huế. Cư sĩ Phúc Ân Chí – Phó Tổng thủ lĩnh Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang miền Nam, Thủ lĩnh CTN khu Trung tâm TP. HCM. Cùng Ban điều hành 56 Đạo tràng và 59 Chúng Thanh niên Phật tử Phật Quang trên khắp cả nước cũng như ở nước ngoài và toàn thể quý Phật tử có mặt tham gia buổi lễ.
Lịch sử đêm Thành Đạo của Đức Phật và Ý nghĩa Lễ Phật Thành Đạo
Từ ngàn xưa, con người đã luôn khát khao cháy bỏng có được những niềm vui hạnh phúc trong cuộc đời. Thế nhưng, cuộc sống vốn vô thường biến đổi không thể lường trước và ẩn chứa nhiều nỗi khổ đau. Con người cứ càng loay hoay tìm cách “tránh khổ tìm vui”, đuổi theo những hạnh phúc tạm bợ như tiền tài, danh vọng, quyền lực thì lại càng vướng vào đau khổ và làm khổ lẫn nhau thêm. Rồi đến cuối cùng, cũng không một ai có thể thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Đó là nỗi khổ đau cay đắng của dòng luân hồi dài bất tận.
Vì thương tưởng chúng sinh chìm trong đau khổ như thế, Đức Phật đã cất bước đi tìm con đường thoát khổ cho muôn loài. Năm 624 TCN, Ngài sinh ra là một vị Thái tử tại đất nước Sakya thuộc lục địa Ấn Độ (Nepal ngày nay). Dù sống trong cung vàng điện ngọc với tất cả những sự tốt đẹp nhất, nhưng bởi hạnh nguyện vị tha vĩ đại từ nhiều kiếp, Ngài đã xuất gia trở thành vị ẩn sĩ tu hành. Trải qua 6 năm thực hành phương pháp khổ hạnh nhưng không đạt được mục đích, Ngài đã quyết định chọn con đường thiền định. Vào một đêm mùa đông năm 589 TCN, dưới cội cây bồ đề nơi bìa rừng ven ngôi làng Uruvela (Ấn Độ), sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đắc thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chấm dứt hoàn toàn đau khổ, là một Bậc Giác Ngộ với trí tuệ siêu việt thấu suốt mọi điều trong vũ trụ và lòng từ bi bao la phủ trùm tất cả muôn vạn loài.
Kể từ đó, Đức Phật trở thành vị Thầy của trời và người. Ai có thể thực hành theo những lời dạy cao quý của Ngài đều có thể chấm dứt đau khổ, đạt được niềm hạnh phúc an vui chân thật trong cuộc đời này. Lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, làm tôn vinh sự kiện Đức Phật đắc đạo và thắp lên ánh sáng giác ngộ cho chúng sinh. Bên cạnh đó, sự thành đạo của Đức Phật còn có một ý nghĩa cực kỳ nhân văn đối với thế giới, bởi vì mở ra cho nhân loại cơ hội để thay đổi thân phận của chính mình. Từ một con người tầm thường, ích kỷ, lầm lỗi, bất toàn, họ có thể tu tập để đạt được sự giác ngộ và trở thành một con người cao cả, vị tha, đức hạnh và toàn thiện. Đây là một điều chỉ duy nhất có trong đạo Phật.
Mở rộng ra, nếu ai cũng biết học tập theo lời dạy của Đức Phật, ai cũng biết hướng về ý nghĩa của lễ Thành Đạo thì thế giới sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Con người sẽ vừa đạo đức vừa trí tuệ hơn và nhân loại sẽ cùng nhau xây dựng một tinh cầu tương lai đầy tiến bộ, văn minh, thịnh vượng, hòa bình, và giác ngộ.
HÒA BÌNH